một nữa của yêu thương
chao` mừng bạn đến với 4rum. nếu đây la` lần đầu tiên vui lòng đăng ký
một nữa của yêu thương
chao` mừng bạn đến với 4rum. nếu đây la` lần đầu tiên vui lòng đăng ký
một nữa của yêu thương
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

một nữa của yêu thương

có nhiều bạn đã nói rằng forum này chẵng có gì, không có gì hay. nhưng bạn đâu biết rằng chính kiến thức của bạn đã tạo nên giá trị cho forum..hãy chia sẽ những gì mình biết với mọi người bạn nhé
 
Trang Chínhquà tặng âm nhạLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Similar topics
Latest topics
»  Bản Ghost Windows XP SP3 dùng cho tất cả các Main
Cuộc đời buồn của cô gái bị HIV I_icon_minitimeFri Nov 08, 2013 11:01 pm by thanhtuan88

» Ðề tài: Kĩ thuật Nuôi trồng và chăm sóc các loại Lan Hài - Paphiopedilum
Cuộc đời buồn của cô gái bị HIV I_icon_minitimeThu Jun 21, 2012 10:01 pm by only two

» Ðề tài: Kĩ thuật Nuôi trồng và chăm sóc các loại Phalaenopsis - Hồ Điệp
Cuộc đời buồn của cô gái bị HIV I_icon_minitimeThu Jun 21, 2012 9:56 pm by only two

» Ðề tài: Kĩ thuật Nuôi trồng và chăm sóc các loại Cattleya - Cát Lan
Cuộc đời buồn của cô gái bị HIV I_icon_minitimeThu Jun 21, 2012 9:25 pm by only two

» chăm sóc Cattleya
Cuộc đời buồn của cô gái bị HIV I_icon_minitimeMon May 28, 2012 9:48 pm by only two

» Kỹ thuật ký đá
Cuộc đời buồn của cô gái bị HIV I_icon_minitimeFri Mar 02, 2012 7:21 pm by only two

» Cách tạo rêu trên đá
Cuộc đời buồn của cô gái bị HIV I_icon_minitimeFri Mar 02, 2012 7:17 pm by only two

» Cách cho Lộc Vừng ra hoa
Cuộc đời buồn của cô gái bị HIV I_icon_minitimeThu Jan 19, 2012 8:17 am by only two

» Bí quyết giúp phong lan nở hoa đúng Tết
Cuộc đời buồn của cô gái bị HIV I_icon_minitimeThu Jan 19, 2012 8:08 am by only two

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 Cuộc đời buồn của cô gái bị HIV

Go down 
Tác giảThông điệp
only two
Đại nguyên soái
only two


Tổng số bài gửi : 560
Points : 1288
Reputation : 0
Join date : 04/07/2010
Đến từ : bao lâm

Cuộc đời buồn của cô gái bị HIV Empty
Bài gửiTiêu đề: Cuộc đời buồn của cô gái bị HIV   Cuộc đời buồn của cô gái bị HIV I_icon_minitimeThu Jul 07, 2011 1:56 pm

Cuộc đời buồn của cô gái bị HIV 55381267-1305875763_hiv
Đã tròn 5 tháng, Loan trở thành "mẹ" của những đứa trẻ có HIV tại Trung tâm Giáo dục lao động số 2 Yên Bài Ba Vì - Hà Nội. Loan kể, lúc mới vào, em chỉ có 41 cân và tinh thần thì gần như tuyệt vọng còn gia đình em cũng đã chuẩn bị hậu sự. Nhưng rồi, em lại tự động viên mình: "Tại sao mình lại phải chết như thế, cuộc sống này còn nhiều ý nghĩa. Mình phải sống để lo cho con ngày nào hay ngày đó...".
Loan là con thứ ba trong một gia đình công chức bình thường ở Thái Bình. Vẻ bề ngoài, Loan có nụ cười duyên. Trong cuộc trò chuyện với tôi, Loan luôn cười, để lộ ra chiếc răng khểnh duyên dáng. Chỉ có câu chuyện buồn về cái chết của chồng và nỗi lo về tương lai của cô con gái nhỏ mới làm cho đôi mắt của cô gợn dậy những nỗi buồn. Loan bảo, có lẽ, số phận đã dành cho mình con đường này rồi, chẳng cách nào có thể tránh được.

Loan nhớ lại quãng thời gian đẹp nhất của thời con gái. 18 tuổi, học xong phổ thông, cô vào Nam làm công nhân vì xác định mình không thể tiếp tục học lên đại học. Trong quãng thời gian đó, cô yêu một chàng trai hơn mình 6 tuổi. Chàng quê Nam Định, nàng quê Thái Bình. Loan bảo, người yêu cô lúc đó làm công nhân ở nhà máy dầu khí nên nhìn khá hào nhoáng, lại có vẻ bề ngoài đẹp trai như tài tử Hàn Quốc nên cô đã nhận lời yêu ngay khi chàng ngỏ lời.

Chỉ sau vài tháng yêu nhau, Loan biết người yêu nghiện nhưng cô vẫn không thể nói lời chia tay bởi cô quá yêu anh và anh cũng chỉ dành tình yêu cho một người con gái duy nhất là cô. Lúc đó, thu nhập của người yêu khá cao, anh lại không chơi bời nên cô tin tình yêu sẽ có sức mạnh cảm hóa. Nhận lời cầu hôn của anh, Loan lén giấu gia đình thông tin chàng rể sắp cưới đang nghiện, đám cưới diễn ra sau một năm hai người yêu nhau.

Sau gần một năm đám cưới, Loan mang bầu. Cô quyết định cùng chồng di cư ngược trở lại ra ngoài Bắc để giúp chồng cai nghiện. Hai vợ chồng chuyển về Nam Định - quê chồng cùng bố mẹ sinh sống. Những tưởng được gần gia đình, gần người thân sẽ khiến cho anh từ bỏ được ma túy. Loan không ngờ rằng, quyết định đó lại đẩy cô lún sâu thêm vào bi kịch.

Quê chồng nằm ngay cạnh khu quần thể di tích đền Trần, nơi luôn nhộn nhịp bởi số lượng lớn khách thập phương hằng năm đều về đây thắp hương, cầu bình an, may mắn, tài lộc nhất là vào dịp tết, khi mà phiên chợ Viềng nổi tiếng khai hội đầu năm. Loan kể, thanh niên nơi khác phải đi làm ăn xa hoặc phải bám lấy ruộng đồng làm kế sinh nhai thì thanh niên ở mấy ngôi làng quanh khu vực khu di tích đền Trần gần nhà cô đa phần sống dựa vào làm nghề dịch vụ. Người có tiền thì mở hàng quán bán cho khách thập phương, người không có vốn thì đi gánh nước, đi bưng lễ thuê hoặc làm những công việc tạp vụ cũng có thu nhập rất cá. Thế nên, ở khu vực này tệ nạn cũng nhiều, nhất là thanh niên nghiện hút, cờ bạc và đánh nhau.

Những tưởng tách chồng ra khỏi bạn nghiện trong nam, ai dè về lại quê cũ, chồng Loan chẳng khác nào cá gặp nước. Do có việc làm lại nhàn nhã, chồng cô càng nghiện nặng. Năm 2004, con gái đầu lòng của cô chào đời. 1 năm sau, chồng cô mất vì sốc thuốc.

Cú sốc mất chồng quá đột ngột gần như quật ngã Loan. Chưa kịp vơi nỗi đau mất chồng, cô lại đón thêm tin dữ: Mình đã có HIV. Sau khi chồng mất, cô không nghĩ đến việc mình đã bị lây bệnh từ chồng. Cho đến một lần, Loan bị ốm. Đi khám ở bệnh viện đa khoa, cầm trên tay tờ kết quả cô không dám tin vào mắt mình. Loan nhớ lại: Lúc đó em bước đi như người không hồn. Về đến nhà, em chỉ biết ôm mặt mà khóc. Thực sự lúc đó em chỉ nghĩ đến việc lao đầu xuống sông chết quách cho xong. Mẹ chồng lúc đó cũng thương nhưng bà chỉ biết ôm em rồi khóc. Bố chồng em bảo: Dù sao cũng đã thế rồi, cố vì con mà sống tiếp. Cũng may, con gái em không lây bệnh từ bố mẹ. Đó là động lực duy nhất để em kiên cường sống tiếp.

Những ngày sau đó thực sự là bi kịch với cô gái trẻ. Vừa mất chồng, vừa mang trọng bệnh và điều kinh hoàng nhất là phải đối mặt với dư luận ác độc bủa vây quanh hai mẹ con cô. Thời điểm đó, Loan vẫn tiếp tục đi làm công nhân ở công ty làm nến. Do đặc trưng công việc khá độc lập nên đồng nghiệp không có ý kiến gì. Nhưng khổ tâm nhất là khi về nhà, phải đối mặt với những người hàng xóm ác miệng. Nhiều gia đình còn không cho con cái tiếp xúc với con gái Loan. Một số người còn yêu cầu trường mầm non nếu không cho con cô nghỉ học thì họ sẽ cho con chuyển trường. Trước áp lực đó, Loan chỉ còn cách đưa con về bên ngoại, nơi không ai biết bệnh tình của cô và cái chết vì HIV của chồng cô.

Loan ngậm ngùi: "Giá trước lúc yêu, em nghe lời bố mẹ thì đâu đến nỗi. Trước khi cưới, bố mẹ cô đi xem bói, thầy nói rằng hai người xung khắc nhau nhưng lúc đó em nào nghĩ được gì khác. Bây giờ ân hận cũng đã muộn, chỉ trách số phận em không được may mắn như những người bình thường khác mà thôi".

Câu chuyện giữa chúng tôi trở nên vui vẻ hơn khi đề cập đến những đứa trẻ có HIV tại Trung tâm này. Tôi hỏi Loan, có bao giờ cô nghĩ rằng mình còn may mắn hơn tất cả những đứa trẻ ở đây, bởi mình đã đi qua một phần đời hạnh phúc, còn chúng thì có lẽ chẳng bao giờ đủ lớn để có thể cảm nhận hạnh phúc là gì. Loan cười để lộ chiếc răng khểnh duyên dáng, hỏi lại tôi: "Ngày xưa em rất thích một bài hát có một câu: "có một lần mất mát, mới thương người đơn độc, có một lần đớn đau, mới hiểu đời đá vàng". Vậy tại sao anh không nghĩ ngược lại, chúng may mắn vì chúng được sống trong một cộng đồng đơn giản hơn xã hội ở bên ngoài kia nên chúng hạnh phúc hơn chăng? Có thể, tôi không lý giải nổi cảm giác của sợ hãi xã hội loài người bên ngoài của một người đã từng bị hắt hủi, kỳ thị như Loan nhưng tôi luôn tin rằng, đã sinh ra là con người, thì phải có quyền được hạnh phúc và thậm chí cả quyền được đau khổ nữa.

Vào Trung tâm làm "mẹ" của những đứa bé này chưa lâu nhưng Loan cũng phần nào hiểu được tính cách của từng đứa trẻ bởi cô cũng từng làm mẹ. Từng thấp thỏm không yên mỗi đêm khi con không ngon giấc, từng tưởng ánh sáng hy vọng của đời mình tắt đi rồi khi thoi thóp chờ đợi kết quả xét nghiệm HIV của con. Loan nói với tôi, em dành tình cảm cho những đứa trẻ ở đây để vơi bớt đi nỗi nhớ con gái.

Tôi lại hỏi cô, tại sao không ở gần để yêu thương, chăm sóc con, dành cho con những tình cảm đẹp nhất trước khi giã từ cuộc sống này, Loan cười buồn đáp: "Em biết mình làm như vậy là tàn nhẫn nhưng đó là con đường tốt nhất cho con gái em. Nó tuy không có tình yêu thương, sự chăm sóc của mẹ nhưng còn có ông bà, các dì các bác. Em không muốn khi lớn lên con em sẽ bị tổn thương vì sự kỳ thị của bạn bè, của cộng đồng bên ngoài chỉ vì cha mẹ nó đã trót lầm lỡ".

Loan cho tôi hay, ban đầu vào Trung tâm cũng buồn và nhớ con nhiều lắm, nhưng dần dần cũng quen. Công việc ở đây cũng nhàn hạ, ngoài thời gian điều trị ARV ra thì chăm sóc mấy đứa trẻ. Những đứa lớn hơn thì giúp mình trông nom những đứa bé nên cô cũng đỡ đi phần nào vất vả. Loan cười và bảo tôi: "Các chị khác thì tụi nhỏ gọi là mẹ nhưng mấy đứa lớn ở đây chỉ gọi em là chị thôi vì em còn trẻ. Em thấy cũng vui vì nghe mấy đứa sắp là thanh niên, thiếu nữ gọi mình là mẹ cũng ngượng ngượng làm sao ấy".

Loan cho hay: "Bé Thủy là lớn nhất ở Trung tâm này, cũng là bé đầu tiên ở đây, đã học hết cấp một rồi mà chưa được học cấp 2 vì cộng đồng ở ngoài phản đối ghê quá. Nhiều lúc thấy chúng nó buồn em cũng muốn chảy nước mắt vì thương, ở đây bọn trẻ hiếu học lắm anh ạ".

Loan "thú nhận" với tôi, cô bảo cô chăm sóc những đứa trẻ ở đây giống như những đứa con của mình để hy vọng rằng con gái mình ở ngoài xã hội cũng được cô giáo và mọi người đối tốt như thế, "nhiều lúc chúng bướng bỉnh, không nghe lời chỉ muốn dùng roi để giáo dục nhưng nghĩ đến con gái ở nhà nên lại thôi, lúc đó chỉ biết ngồi khóc thôi, chúng nó thấy mình khóc nên cũng không còn quấy nữa". Loan tin vào luật nhân quả ở cuộc đời này, thế nên cố gắng sống thật tử tế để kiếp sau không còn bất hạnh như kiếp này nữa.

Với những đứa lớn, Loan luôn động viên chúng học hành. Cô bảo chúng: "Cứ nhìn gương chị đây này, không chịu học hành tử tế, không có kiến thức nên vất vả lắm". Cứ động viên vậy thôi, nhưng Loan vẫn tự biết, thời gian dành cho mình, và cả tụi trẻ ở đây nữa không còn nhiều. Nhưng cũng giống như bao nhiêu người có HIV khác, cô lúc nào cũng hy vọng khoa học sẽ tìm ra được phương thuốc để giúp cô được mạnh khỏe trở về với con gái ở nhà.

Loan nhớ lại, khi biết tin cô có HIV, mẹ cô đã ốm liệt giường gần một tháng, cũng thời gian đó, bố Loan tóc đã bạc trắng vì thương con. Loan thở dài: "Hai ông bà lẽ ra đã được hưởng phúc của con cái, thì nay lại phải lo cho con gái của em, và cả em nữa. Cũng may là hai cụ còn thương và lúc nào cũng động viên, an ủi mình cố gắng sống vì con vì cái".

Loan cũng chỉ mới về nhà thăm nhà một lần. Cô bảo, mọi người trong gia đình vẫn đối xử như người bình thường, chỉ có quần áo là không giặt chung. Con gái cũng rất quấn mẹ, khi về nhà hai mẹ con vẫn ngủ chung nhưng cô không muốn về nhà vì sợ hàng xóm nghi ngờ. Đến tận bây giờ, hàng xóm bên ngoại nhà Loan vẫn không ai biết cô có HIV.

Loan rơm rớm nước mắt: "Em đã trải qua bao nhiêu đau khổ, vậy mà còn phải bật khóc trước cái nghìn ác nghiệt của người đời nữa là con em mới có mấy tuổi đầu. Không hiểu khi em chết đi rồi, liệu nó có được nuôi dưỡng, dạy dỗ thành người tử tế không. Rồi khi lớn lên, nó sẽ đối mặt như thế nào với xã hội bên ngoài kia nữa...".

Tôi chẳng còn biết nói gì, bởi thêm một lời an ủi thừa, cũng giống như thêm một lần sát muối vào vết thương của người con gái ấy. Ánh mắt cô buồn thăm thẳm nhìn về phía chân trời xa đã đỏ rực ráng chiều. Ở nơi xa đó, cuộc đời vẫn có ước mơ và hy vọng đang nảy mầm
Về Đầu Trang Go down
https://kinhcong.forumvi.com
 
Cuộc đời buồn của cô gái bị HIV
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Câu chuyện buồn nhất thế kỷ?
» Cuộc sống thiếu thốn của hai chị em có cha mù, mẹ ngớ ngẩn
» số hình ảnh tư liệu về Tiểu cảnh tại cuộc triển lãm Non bộ- Tiểu cảnh TP.HCM 2009

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
một nữa của yêu thương :: nghệ thuật sống-
Chuyển đến